Một số khái niệm và kỹ thuật căn bản trong thu âm
Microphones
Microphone là một trong những bộ phận quan trọng nhất của thu âm vì nó là thiết bị đầu tiên tiếp cận với âm thanh gốc phát ra. Nếu bạn sử dụng một cái mic xoàng hoặc không đúng chức năng của nó thì coi như cả chuỗi công việc xử lý âm thanh của bạn về sau coi như “bỏ sông bỏ biển” hết cả.
Một số loại mic khác nhau
Một cách tổng quát, chúng ta có thể chia mic ra làm hai loại: mic động (dynamic) và mic tụ (condenser)
Đối với loại mic động cũng có hai loại là loại cuộn chuyển động và loại băng. Mic với cuộn dây chuyển động, đúng như tên gọi của nó, là âm năng phát ra tạo thành điện năng thông qua một cuộn dây chuyển động được gắn vào màng mic. Loại mic băng không phổ biến lắm, mặc dù nó cải thiện được khá nhiều trong việc thu âm, có cấu tạo bằng nhiều băng kim loại mảnh treo giữa hai đầu nam châm, khi các băng nhôm này rung lên sẽ tạo nên dòng điện. Vì các băng kim loại rất nhẹ và mảnh nên âm phát ra là nó kịp nhận ngay chứ không mất một khoảng thời gian dài như trong loại mic cuộn chuyển động.
Nguyên tắc chung của mic
Âm nhạc vốn dĩ là sự sáng tạo và ngẫu hứng, nên kỳ thực không có một luật lệ nào cho âm nhạc cả. Chỉ có điều có một số nguyên tắc căn bản để giúp chúng ta chọn đúng mic để làm đúng chức năng thu âm của nó mà thôi. Cái mic của chúng ta cũng như là một loại công cụ công tác, loại nào có chức năng đó chứ không phải mic nào cũng giống cái mic nào cả.
Nhắc lại một chút, sóng âm với tần số càng thấp thì độ lan càng rộng và không xa. Cho nên khi muốn bắt các âm thanh bass, tức là âm trầm, thì cần phải có màng rộng. Còn đối với các tiếng treble hay âm có tần số cao, nên dùng mic có màng cỡ nhỏ vì khi đó âm bắn theo tia thẳng trục.
Nhìn chung, trong một phòng thu, bạn nên sắm ít nhất là một mic màng rộng, một mic tụ, hai mic màng nhỏ, một mic tụ bút chì và một mic động. Còn có thể cần một cái mic tụ để trong tang trống dậm nữa.
Một nguyên tắc khác là cần phải cho âm thanh một khoảng thời gian chuẩn bị bằng một thân bước sóng để âm lên. Điểm này rất nhỏ, nên ít ai để ý, thế nhưng nó lại không kém phần quan trọng. Hình dung thế này, nếu bạn để một cái mic cách xa cái trống dậm chừng mấy thước, rồi bạn thử thu với những khoảng cách để khác nhau, bạn sẽ nhận thấy là cần phải có một thời gian để âm thanh phát ra từ trống rồi mới chuyển đến cái mic. Mặc dù trong khi thu thật thì cái mic nằm kề ngay miệng người hát, dù rất rất ngắn, nhưng nó cũng phải có khoảng chờ.
Tạo chiều sâu trong mic
Đa số chúng ta có thể biết về âm thanh nổi, bằng cách nghĩ rằng để một cái bên trái một cái bên phải là tạo được liền hiệu ứng đó, thế nhưng chúng ta quên mất độ sâu. Ta thử thí nghiệm, lấy một cái mic, thu âm của bạn ở khoảng cách 2 cm rồi ra xa một mét, cố gắng lấy cân bằng (EQ) nhanh để loại âm trầm trên rãnh âm 2.5cm. Phát lại và bạn sẽ thấy được rằng nếu mic để gần bạn thì bạn sẽ thu được âm thanh nghe như trước mặt, và với mic để xa, và bạn nghe nó như là phát ra từ đâu ở phía sau lúc bạn đứng hát! Nhờ vào đó, bạn có thể tạo được chiều sâu bằng cách sử dụng khoảng cách mic. Nếu bạn thiết bị tạo âm dội (reverb) vào rãnh thu băng, bạn sẽ có được một ấn tượng nghe như được thu từ rất xa mic. Như thế, bạn sẽ thấy rằng bằng cách sử dụng một số kỹ thuật cân bằng âm (EQ) bạn có thể tạo hiệu ứng độ sâu của âm thanh mà không cần di chuyển vị trí của mic.
Kỹ thuật thu âm thanh nổi (stereo)
Có ba loại kỹ thuật chính trong thu âm thanh nổi:
1- Thu bằng mic MS (giữa và hai bên):
MS như mô tả ở hình dưới đây, nó có ba phần thu âm là ở giữa (mid) và hai bên (sides) nên vùng phủ sóng của nó toả ra như tim một trái tim nên còn gọi là mic hình tim (cardiod mic). Lợi điểm của nó là thu rất tốt các luồng sóng âm đi thẳng về phía trước, không thu các âm đi lan sang hai bên hoặc ra sau. Loại này chỉ dùng cho các studio chuyên dụng cao. Một lợi điểm khác của việc sử dụng mic này là có thể chuyển âm thanh sang dạng MONO dễ dàng mà không cần sự phụ trợ kỹ thuật nào.
2- Thu âm thanh nổi bằng sắp đặt thế XY(cặp đồng bộ), tương tự kiểu ORTF
Hai mic hình tim để đấu vào nhau tạo kiểu XY
Kiểu thu XY có thể thực hiện bằng hai cách: để hai đầu mic đối mặt nhau (hình trên) hoặc quay lưng vào nhau, hoặc bắt chéo nhau còn gọi là kiểu ORTF, nguyên lý thu sóng cũng giống như XY. Đa phần các nhà thu âm thích sắp đặt hai mic đối đầu vào nhau hơn. Khi đó vị trí hát càng gần mic càng tốt để tránh tình trạng triệt tiêu pha, tức là tình trạng cộng âm ngoài vùng phủ sóng của cả hai mic, khi đó âm thanh gốc sẽ bị lệch pha, chất lượng âm bị tổn hại nhiều. Loại mic bút chì là thích hợp nhất để thiết kế kiểu thu XY. Với kỹ thuật thu này, nếu bạn có cặp mic chất lượng tốt thì bạn sẽ có được âm thanh nổi tuyệt vời.
Sắp đặt mic kiểu ORTF
Kỹ thuật thu ORTF không phổ biến lắm, nhưng về nguyên tắc sắp xếp gần như XY, chỉ khác một điều là để hai mic bắt chéo nhau và khoảng cách hai đầu mic cách nhau bằng khoảng cách hai tai chúng ta, hay khoảng 12 cm. Mic sử dụng trong kỹ thuật thu này thường là loại mic có vùng phủ sóng hình tim, khi đó âm thanh thu sẽ thật hơn.
3- Thu âm thanh nổi bằng thế AB
Loại thu kiểu AB, chỉ đơn giản là bạn để hai mic cách xa và đối nhau trong một phòng thu. Do đó với kỹ thuật thu này, hai mic sẽ bắt được tần số âm như nhau, chỉ khác nhau về khoảng cách, nên có độ lệch pha vào ra tuỳ thuộc vào vị trí của hai mic. Kiểu thu này sẽ gây rắc rối nếu bạn muốn nghe MONO, nó sẽ có tình trạng triệt tiêu pha như tôi có đề cập ở trên.
Nguyên tắc ba-một
Một kỹ sư âm thanh vững tay nghề, anh ta sẽ thu và trộn âm sao cho nó có thể chuyển biến thành nhiều hệ thống theo ý muốn; có nghĩa là dù người nghe có lựa chọn kiểu nghe thế nào đi nữa thì âm thanh đó cũng gần như là trung thực, chứ không méo tiếng hay giảm chất lượng khi thay đổi máy, thay đổi kiểu mono hay stereo.
Một trong những nguyên tắc khi thu để bạn có thể chuyển đổi giữa hệ stereo và mono mà không làm thay đổi chất lượng nghe đó là nguyên tắc “ba-một”. Nguyên tắc này giúp làm giảm đi hiệu ứng triệt tiêu pha, tức là hiệu ứng cộng hưởng âm ngoài vùng phủ sóng của hai mic khi sắp đặt trong chế độ thu stereo. Nguyên tắc này thực ra khá đơn giản thôi, tức là khoảng cách đặt giữa hai mic dài bằng 3 lần khoảng cách từ mic đến vị trí người hát hoặc nhạc cụ.